1. Chiến đấu vì đội của bạn
Người ta sẽ không quên vị quản lý đã chiến đấu vì họ:
Một quản lý công nhận việc đã hoàn thành tốt và khen đội của mình trước mặt lãnh đạo.
Một ông chủ đặt phúc lợi lên hàng đầu và có mặt khi nhân viên cần nhất
Một lãnh đạo dọn đường và đảm bảo các nguồn lực và giúp đội hoàn thành những mục tiêu khó khăn
....
Đây là những người quản lý làm nhiều hơn những việc như tổ chức họp và điền vào bản đáng giá. Họ dạy đội của mình làm sao để trở thành nhân viên tốt hơn hoặc thậm chí làm con người tốt thơn.
Hãy như họ, tạo ra văn hóa mà mọi người gắn kết với nhau và bên nhau lâu hơn, bảo vệ họ khỏi những xung đột và vấn đề chính trị. Giúp cho đội thể hiện lòng biết ơn mãi mãi, can đảm nhận những rủi ro thông minh hơn và cảm thấy hài lòng hơn một lần và mãi mãi
Quản lý lên
Dù là một người quản lý bạn vẫn phải có cấp trên, thậm chí nếu là quản lý cấp cao vẫn có cấp cao hơn là các hội đồng. Hoặc nếu bạn làm chủ thì khách hàng chính là cấp trên của bạn.
Cách chiến đấu cho team của mình đó là quản lý lên, nó vừa là nghệ thuật vừa là khoa học để đảm bảo cống hiến của đội bạn được nhìn nhận và trân trọng.
Tổ chức nào cũng phải có cấu trúc cây và các tầng chính trị trong đó. Vì vậy bạn phải hiểu được mục tiêu và ý định của cấp trên và cấp trên nữa như
Công ty đang ở đâu và lên kế hoạch đi đâu ?
Mục tiêu của tổ chức và phòng ban, cá nhân...
Quan trọng nhất là họ cần gì ở bạn để có một chuỗi quản lý thông suốt từ trên xuống dưới
Mỗi lần gặp sếp, hãy đảm bảo sử dụng thời gian một cách chiến lược (tính trước, thông báo, thực hiện). Vì sếp cũng như bạn chỉ có một khoảng thời gian giới hạn với cấp trên của họ, hãy bắt đầu cách cập nhật nhanh chóng những vấn đề mà sếp đang ưu tiên nhất. Sau đó nếu bạn có khó khăn, cản trở hay cần giúp đỡ hay dùng ngôn ngữ trao quyền:
- Team đang có một vấn đề quan trọng mà tôi muốn trao đổi với anh. Tôi đã có một vài ý tưởng để xử lý nhưng tôi muốn nghe góp ý của anh. Chúng ta nói luôn giờ được không hay là để book cái meeting khác.
Hãy cho sếp của bạn lựa chọn xử lý luôn hay tìm một thời gian phù hợp cho cả hai. Đừng bắt đầu với các nội dung mông lung như "Anh có rảnh không?" và ngồi chờ câu trả lời "OK em nói đi".
Và cuối cùng hãy hiểu sếp của bạn. Sếp có thể là một mentor tuyệt vời, một huấn luyện viên xuất sắc hoặc họ cũng là người bình thường, đang kẹt gia đình, đang sắp xếp các mối quan hệ, đang ổn định sự nghiệp... trong khi vẫn phải giữ mọi thứ đang chạy, chạy như giống bạn.
Quản lý lên nghĩa là nghiêng về hướng đồng cảm, giàu trắc ẩn và chấp nhận lãnh đạo của bạn là chính họ. Khi bạn đòi hỏi sếp là một người khác, bạn đơn giản chỉ tạo thêm áp lực và stress trong cái mối quan hệ này và lái sự tập trung khỏi công việc mà team đang làm. Nếu bạn thấy bạn không có được cái mình cần từ sếp chẳng hạn như sự cố vấn, sự dẫn dắt hay sự huấn luyện, hãy lập một danh sách những thứ đó. Thay vì thất vọng vì không có được từ sếp hãy tìm kiếm nơi khác như internet, những hội nhóm, những khóa học.
Quản lý lên nghĩa là làm mọi thứ để đảm bảo sếp của bạn thành công và team của bạn cũng hưng thịnh. Cho nên phải nắm rõ mục tiêu của sếp và giao tiếp với sếp một cách chiến lược. Nhìn sếp của bạn là chính họ cũng như chính bạn là một người đang tìm cách làm biếng một chút
Dành nguồn lực
Có lần sếp gặp tôi và hỏi “Tân, cậu cần gì ở tớ để có một ngày làm việc tuyệt vời nhất từ trước đến nay”. Tôi cứ tưởng ảnh đùa nhưng anh lại bảo “Không, tôi nghiêm túc đấy. Hãy nói đi, thời gian, nguồn lực, không gian, tự do… bạn cần gì ở tôi?” Tôi cảm rất rất kỳ lạ; trả lời mình ổn và không cần gì cả
Nhưng thật ra tôi không ổn lắm, bên nhà cung cấp lại trễ hạn bàn giao sản phẩm thêm một tuần nữa và tôi đang nhức đầu vì việc này. Vì vậy trưa hôm đó tôi đến bàn sếp và nói về khó khăn này và sếp đã hỗ trợ để cùng dàn xếp bên phía nghiệp vụ để sắp xếp lại kế hoạch phát hành sản phẩm.
Những người quản lý chiến đấu cho đội của họ rất tò mò. Họ thích dọn đường cho đội của mình và không ngừng theo đuổi các nguồn lực cần thiết cho đội của họ thành công. Và phải làm sao để trở thành người dọn đường?
Bắt đầu bằng những câu hỏi, những nhà quản lý giỏi sẽ hỏi nhân viên của mình, "Mọi việc thế nào? Tôi có thể giúp gì cho bạn? Bạn cần gì?" Những câu hỏi tưởng chừng như cơ bản này lại có tác dụng rất lớn vì chúng thể hiện sự quan tâm đến cá nhân và khó khăn của họ. Và sự tò mò đó trở thành nền tảng của những mối quan hệ bền chặt được xây dựng trên sự tin tưởng và hữu ích cho đồng đội.
Sau đó, quản lý lên, tạo một câu chuyện cho người quản lý và đội ngũ lãnh đạo của bạn, điều này mang lại lợi ích cho họ, cho nhân viên của bạn và cho chính bạn. Hãy sáng tạo và vẽ ra bức tranh toàn cảnh về cách những nguồn lực bổ sung này sẽ mang lại lợi ích cho sếp của bạn và giúp bạn đưa toàn bộ tổ chức tiến lên phía trước.
Kế tiếp, hãy tìm đồng minh từ những người quản lý ở các phòng ban khác có thể hỗ trợ và cung cấp thêm thông tin chi tiết. Hãy kết bạn với họ, đưa họ đi uống cà phê ngoài đời thực hoặc ảo và hỏi xem nhóm của họ đã làm được điều gì, những người quản lý khác đã thành công như thế nào và tại sao, họ thất bại như thế nào? Nhận thông tin sốt dẻo cho nhóm của bạn bằng cách làm quen với các đồng nghiệp của bạn, sao chép các bước di chuyển của họ và học hỏi từ những thử thách của họ.
Cuối cùng, hãy nhớ đến câu nói khôn ngoan của Simon Sinek: “Người lãnh đạo là người ăn cuối cùng”. Khi nguồn lực khan hiếm, những người quản lý như bạn phải đối mặt với một câu hỏi mang tính sống còn, bạn sẽ chiến đấu vì nhóm của mình hay bạn cố gắng giành lấy những gì thuộc về mình? Tăng lương, thăng chức, tiền cho dự án yêu thích của bạn hoặc thêm thời gian cho điều gì đó quan trọng đối với bạn. Những người quản lý giỏi nhất chiến đấu vì đội của họ và làm những gì cần thiết để tạo ra văn hóa trung thành. Họ dời núi để đảm bảo nguồn lực, thời gian và kinh phí cho công nhân của mình. Và họ nhận ra, giống như sếp cũ của tôi, rằng việc giúp ai đó có được ngày làm việc tốt nhất sẽ mang lại lợi ích cho mọi người.
Chú trọng sức khỏe tinh thần
Không phải ai cũng có thể làm quản lý vì thực tế đó là nhiều công việc nhỏ: thực hiện công việc mà bạn được thuê để làm, khiến sếp của bạn hài lòng và đảm bảo sự an toàn cũng như phúc lợi cho nhóm của bạn. Điều cuối cùng là một công việc quan trọng đòi hỏi bạn phải quan tâm đến mọi người một cách sâu sắc và chân thành.
Những người quản lý đấu tranh cho đội ngũ của mình ưu tiên sự an toàn, ngay cả khi thế giới như đang bốc cháy, và họ làm điều đó ngay cả khi tổ chức rộng lớn hơn gửi đi những tín hiệu lẫn lộn về ý nghĩa thực sự của sự an toàn. Vì vậy, làm thế nào để bạn đấu tranh cho nhóm của mình và cho phép họ làm việc hiệu quả trong một môi trường an toàn và lành mạnh bất kể chuyện gì đang xảy ra ở nơi làm việc?
Đầu tiên, sức khỏe tinh thần phải là đặc thù của từng nhân viên của bạn. Bạn không cần phải tổ chức một buổi trị liệu, nhưng bạn nên bắt đầu mỗi cuộc họp bằng cách hỏi xem người ta dạo này thế nào? Bởi vì bạn là người quản lý, bạn có thể đọc được ngôn ngữ cơ thể hoặc nghe thấy giọng nói dao động của ai đó. Nếu có điều gì đó không ổn, hãy tìm hiểu sâu hơn và hỏi, này, anh/chị thực sự ổn không? Sau đó tạm dừng và chờ đợi câu trả lời. Bạn nên chủ động tự hỏi bản thân, nếu mình là thành viên trong nhóm của mình thì bây giờ mình sẽ thế nào?
Nhữn cuộc cách mạng trong tinh tế, xã hội đã gây ra các cuộc thảo luận toàn cầu về sức khỏe tinh thần, cân bằng giữa công việc và cuộc sống và chăm sóc trẻ em. Nếu có bất cứ điều gì không ổn trong nhóm của bạn, dù chỉ một chút, hãy hợp tác với bộ phận nhân sự và giải quyết những vấn đề này một cách tốt nhất có thể. Hãy dọn đường cho phi hành đoàn của bạn hoàn thành tốt nhất công việc của họ, sau đó giúp họ trở về nhà và có cuộc sống cá nhân bổ ích.
Bạn hãy tìm kiếm những chương trình, công cụ hỗ trợ người lao động hay điều trị sức khỏe tâm lý để giải quyết những vấn đề có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Nếu đã từng trải qua, bạn có thể chia sẻ về những trải nghiệm, kinh nghiệm của mình. Đó là cách để xóa bỏ sự kỳ thị và cho biết bạn quan tâm và ưu tiên sức khỏe tinh thần của mọi người. Và tạo cơ hội hàng tháng, hai tuần một lần hoặc thậm chí hàng tuần, tại nơi bạn học được các giải pháp có giá trị cho những thách thức sức khỏe phổ biến nhất cùng với mọi người
Không phải tổ chức nào cũng có ngân sách để chăm lo cho những vấn đề tâm lý, nhưng mọi người quản lý đều có cơ hội đến làm việc mỗi ngày và cải thiện cuộc sống của các thành viên trong nhóm của họ. Hãy là người đứng về phía bên phải của lịch sử. Hãy nắm bắt cơ hội và chiến đấu vì sự thịnh vượng của nhóm bạn bắt đầu từ hôm nay.