Phân biệt inventory và stock
Không biết tiếng việt dịch sao nên nói luôn mục này để anh em google cũng bớt bỡ ngỡ. Đại khái stock là tập con của inventory bao gồm số các hàng hóa có thể bán còn inventory là đếm tất cả mọi thứ dính tới là tài sản của tổ chức nên không chỉ có hàng hóa mà còn có những thứ khác đơn giản như là nguyên vật liệu cho tới mấy thứ phức tạp khác như tồn kho đang đi trên đường mà chỉ có dân kế toán mới hiểu Cho nên mình hay gọi stock là lượng tồn kho so với inventory là tồn kho nhưng chắc nhất mình xài tiếng anh cho đỡ nhầm
Các loại tồn kho
Raw Materials:
Nguyên vật liệu dùng để tạo ra sản phẩm và sẽ bị tiêu hao, biến mất trong quá trình sản xuất, hoạt động, tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ
Components:
Cũng dùng để tạo ra sản phẩm nhưng không bị tiêu hao, biến mất trong quá trình sản xuất như ốc vít, hay thậm chí cái bánh xe để ráp thành chiếc xe đạp hoàn chỉnh.
Work In Progress (WIP):
Tồn kho WIP là những món trong sản suất bao gồm raw material, component, nhân công, các khoản trả trước hoặc cả những vật liệu đóng góp
Finished Goods:
Hàng hóa sẵn sàng có thể bán ra tiền.
Maintenance, Repair and Operations (MRO) Goods:
Tồn kho MRO là các món dùng để hỗ trợ tạo ra sản phẩm, bảo dưỡng, sửa chữa
Packing and Packaging Materials:
Có 3 loại con là
- Loại một dùng đóng gói để bảo vệ sản phẩm và làm cho nó dùng được, có thể tính như là chai, nắp chai
- Loại hai là loại dùng để đóng gói sản phẩm cuối như hộp giấy đựng
- Loại ba là vật liệu đóng gói để vận chuyển
Safety Stock and Anticipation Stock:
Tồn kho an toàn là những món mua để phòng ngừa trường hợp bất ngờ, tốn tiền nhưng đảm bảo khách hàng hài lòng
Tồn kho dự phòng là những nguyên vật liệu, sản phẩm dự trữ dựa trên tình hình bán hàng hay xu hướng của sản phẩm. Nếu giá nguyên vật liệu có dự báo tăng lên thì mua tồn kho dự phòng sẽ đảm bảo giữ giá gốc của hàng hóa thấp tăng sức cạnh tranh
Decoupling Inventory:
Là khái niệm tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất, là các món hay WIP được sản xuất ra nhiều hơn và giữ tồn kho để phòng ngừa thiếu hụt nguyên vật liệu giữa các dây chuyền phụ thuộc nhau mà lại có tốc độ sản xuất khác nhau
Cycle Inventory:
Loại tồn kho dùng khi mua hàng theo lô để giữ lượng hàng hợp lý nhất để giảm chi phí tồn kho
Service Inventory:
Tồn kho dịch vụ là một khái niệm kế toán quản lý dùng để tính số dịch vụ doanh nghiệp có thể cung cấp trong một khoảng thời gian. Ví dụ như khách sạn có 10 phòng thì có tồn kho dịch vụ là 70 đêm ở vào mỗi tuần
Transit Inventory:
Còn có thể gọi là pipeline inventory là lượng hàng đang đi trên đường, vì thương mại toàn cầu xuất hiện nên hàng hóa có thể di chuyển hàng tuần mới ghi nhận có ở nơi nhận nên có khái niệm tồn kho này
Theoretical Inventory:
Còn gọi là tồn kho sổ sách (book inventory) là lượng tồn kho tối thiểu cần duy trì để không bị ngừng hoạt động, thường dùng trong sản xuất hay lương thực để đo lường các công thức lý thuyết với số thực tế
Excess Inventory:
Hay còn gọi hàng dư thừa obsolete inventory, nó không được bán cũng không được dùng nhưng vẫn tốn phí lưu trữ